Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Giữa bão Biển Đông, Mỹ tiếp cận lặng lẽ với Trung Quốc
Việc quan chức Mỹ không đề cập trực tiếp vấn đề Biển Đông khi thăm Trung Quốc được giới chuyên gia cho là nhằm xoa dịu tình hình sau phán quyết "đường lưỡi bò".

 


giua-bao-bien-dong-my-tiep-can-lang-le-voi-trung-quoc


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

 

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice hôm qua đến Bắc Kinh, là quan chức Mỹ cấp cao nhất thăm Trung Quốc kể từ khi Tòa Trọng hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc với các nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

 

Trước thềm cuộc họp, Nhà Trắng ra tuyên bố rằng "Mỹ sẽ nhấn mạnh cam kết mở rộng hợp tác thiết thực và quản lý các khác biệt một cách xây dựng với Trung Quốc". Tuy nhiên, bà Rice hôm qua không công khai đề cập đến Biển Đông trong các cuộc họp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, theo Washington Post.

 

Bà Rice đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và các quan chức cấp cao khác. Bà ám chỉ đến "những vấn đề và thách thức", nhưng tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng âm ỉ kéo dài.

 

Phát biểu trước cuộc thảo luận với ông Tập, bà Rice nhắc đến quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và gọi quan hệ Mỹ - Trung là "mối quan hệ đáng chú ý nhất trên thế giới hiện nay". Ông Tập nói với bà Rice rằng Trung Quốc cam kết mạnh mẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp dựa trên nguyên tắc "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".

 

Lời đề cập rõ ràng nhất đến tranh chấp Biển Đông, nhưng vẫn chỉ gián tiếp, là trong cuộc họp trước đó giữa bà và tướng Trung Quốc Phạm Trường Long.

 

"Chúng ta cần trung thực với chính mình rằng sâu thẳm trong mối quan hệ này, chúng ta vẫn phải đối mặt với những trở ngại và thách thức", ông Phạm nói với bà Rice. "Nếu chúng ta không xử lý đúng đắn các yếu tố này, nó nhiều khả năng gây ảnh hưởng và làm suy yếu đà ổn định của quan hệ quân sự giữa chúng ta", ông nói thêm.

 

Các cuộc họp ở Bắc Kinh trùng thời điểm với chuyến đi Lào của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nơi ông gặp các ngoại trưởng Đông Nam Á và Trung Quốc để thảo luận về các bước đi sau khi tòa ra phán quyết. Các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra một tuyên bố chung dù không nhắc đến phán quyết ngày 12/7 của tòa, nhưng lên án các hoạt động cải tạo, làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

 

Đợi tình hình lắng xuống

 

Washington Post đánh giá rằng Mỹ phải tìm cách hỗ trợ các đồng minh Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, nhưng không hoàn toàn xa lánh Bắc Kinh.

 

"Mỹ đang cố gắng làm dịu tình hình, đồng thời cũng kêu gọi các nước ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài", Jay L. Batongbacal, giám đốc đại học của Viện Hàng hải và Luật Biển Philippines, nhận xét.

 

"Họ biết Trung Quốc giờ rất nhạy cảm, vì vậy họ đang cố gắng xử lý tế nhị".

 

Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện Ishak ISEAS-Yusof ở Singapore, cho rằng Washington đang chờ đợi cho tình hình lắng xuống.

 

"Họ muốn xem cách Philippines phản ứng và động thái tiếp của Trung Quốc", ông nói.

 

Trung Quốc đã phản ứng trước phán quyết bằng ngôn từ gay gắt và các động thái chủ yếu mang tính biểu tượng, chẳng hạn như điều máy bay dân sự đến các sân bay họ mới xây dựng ở Biển Đông.

 

Trung Quốc cũng nói với Philippines rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán nếu Manila bỏ qua phán quyết. Ngoại trưởng Philippines đã từ chối đề nghị này.

 

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng phán quyết như một phần trong "nỗ lực để theo đuổi một giải pháp hòa bình và quản lý tranh chấp".

 

Cuối tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân gián tiếp cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Đông Nam Á. ASEAN "nên cảnh giác trước sự can thiệp trong hợp tác khu vực bởi cường quốc ngoài khu vực", ông nói nhưng không nhắc đến một quốc gia cụ thể.

 

Theo VOA, các quan chức cao cấp Mỹ đã bày tỏ hy vọng Bắc Kinh và ASEAN sẽ "đạt được các tiến bộ lớn" và đạt được bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông.

 

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc này khó có thể xảy ra. "Nếu Trung Quốc không chứng tỏ họ thật sự có thiện chí thương lượng, thì dù ASEAN có nỗ lực thế nào cũng không có hiệu quả", Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.

 

"Ý tưởng rằng Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận bộ quy tắc mà sẽ kiềm chế các hành động của họ có vẻ xa vời", ông nói.

 

Ông Poling cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục có các động thái đối nghịch. Mỹ sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị và thực hiện quyền tự do hàng hải bằng các chuyến tuần tra, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ chống lại bất cứ "sự xâm phạm" nào vào vùng biển mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố là có chủ quyền.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Bế tắc về vấn đề Biển Đông, ASEAN tìm cách thay đổi luật chơi (25-07-2016)
    Hai lý do TQ ngăn biểu tình chống phán quyết Biển Đông (23-07-2016)
    TQ tuyên bố tìm thấy hố sâu nhất thế giới ở Biển Đông (23-07-2016)
    Phán quyết 'đường lưỡi bò' phủ bóng hội nghị ASEAN tại Lào (22-07-2016)
    Nhật cảnh giác ý đồ quân sự Trung Quốc tại Biển Đông (21-07-2016)
    8 nghị sĩ Đài Loan lên đảo Ba Bình trái phép (20-07-2016)
    Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo an ninh trên Biển Đông (19-07-2016)
    'Cuộc chơi ở Biển Đông giờ đã thay đổi' (18-07-2016)
    Đã đến lúc trả lại cái tên thực sự cho Biển Đông (18-07-2016)
    Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông sau phán quyết 'đường lưỡi bò' (16-07-2016)
    Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế (15-07-2016)
    Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc (14-07-2016)
    Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông (13-07-2016)
    Nhật sẽ giám sát chặt Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông (12-07-2016)
    Nỗi bất an của TQ trước thềm phán quyết Biển Đông (11-07-2016)
    TQ có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông (10-07-2016)
    5 câu hỏi về tòa xử vụ kiện 'đường lưỡi bò' (10-07-2016)
    Trung Quốc tuyên bố sẽ không lùi bước ở Biển Đông (08-07-2016)
    ASEAN làm gì sau phán quyết vụ kiện Biển Đông (07-07-2016)
    Hai toan tính đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc (04-07-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153174902.